Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mái bằng được xây dựng khang trang cùng nhiều vật dung đắt tiền, tâm sự với chúng tôi anh Hưng cho biết: Xây dựng gia đình từ năm 1998, ban đầu cuộc sống rất khó khăn, hai vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ và dịch vụ say sát. Sau hơn chục năm tích lũy được chút vốn liếng, đến năm 2009 anh chị đã xây được ngôi nhà khang trang như hiện nay. Trong khi không ít hộ dân bỏ chuồng vì sợ dịch bệnh, giá bán bấp bênh, giá thức ăn tăng cao thì anh Hưng vẫn kiên trì chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình. Những năm trước, anh cũng như các hộ nông dân khác vẫn nuôi lợn theo phương thức truyền thống nên không có hiệu quả, lợn thường bị bệnh, chi phí thức ăn cao nên thu nhập không cao. Rút kinh nghiệm qua nhiều năm và tìm tòi học hỏi kỹ thuật để chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Năm 2009, anh cũng đã đầu tư xây 2 khu với 7 ô chuồng với quy mô rộng gần 100m
2 lúc nào cũng có trên 50 con lợn lớn nhỏ. Vẫn biết chăn nuôi có lúc thăng lúc trầm, qua nhiều lần thất bại nhưng anh Hưng vẫn quyết tâm theo đuổi nghề chăn nuôi, những nỗ lực và sự kiên trì đó đã giúp cho gia đình anh thành công với định hướng của mình. Bên cạnh đó, gia đình anh còn trồng thêm 1 ha lúa 1 vụ và tham gia dự án trồng chè chất lượng cao đến nay gia đình có gần 7ha diện tích chè, trong đó có hơn 4 ha giống chè san và 2,3 ha chè chất lượng cao được 1 năm tuổi. Ngoài ra, gia đình anh còn mở quán tạp hóa và say sát phục vụ bà con nhân dân trong vùng. Qua gần hai chục năm chăn nuôi lợn thịt gia đình anh đã vươn lên làm giàu chính đáng và là một trong những hộ gia đình khá giả ở trong xã.
Anh Hưng cùng con trai bên chuồng lợn của gia đình
Theo anh Hưng cho biết: Chăn nuôi lợn cần nhất phải được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật khắt khe để đạt chất lượng tốt nhất, ngoài ra chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát và lợn đến kỳ xuất chuồng phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, phải chú trọng tới nguồn thức ăn phải bảo đảm chất dinh dưỡng để lợn chóng lớn và phòng tránh dịch bệnh và biết rõ nguồn gốc của con giống. Bên cạnh việc phục vụ say sát và nấu rượu anh đã dùng để chăn nuôi nên đàn lợn của anh lúc nào cũng lớn rất nhanh và không bị bệnh tật. Với lòng quyết tâm, dám nghĩ dám làm, gia đình anh Hưng đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa. Mỗi năm bình quân gia đình anh xuất chuồng từ 2 đến 3 lứa lợn với 6 - 7 tấn lợn thịt, cùng các nguồn thu khác trừ chi phí anh Hưng cũng thu lãi từ 150 đến 170 triệu đồng.
Năm 2013, anh còn đầu tư trồng phong lan vừa để thỏa mãn thú vui vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình, đến nay gia đình anh có 1 vườn lan rộng khoảng 150m
2 với 80 chậu địa lan và hơn 300 giò phong lan các loại. Anh cũng hy vọng tương lai vườn lan của mình sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể. Tâm sự với chúng tôi anh Hưng nói: Thực ra mình trồng phong lan là do thỏa mãn thú vui của bản thân, hiện thì nhiều người chưa biết nhưng mình cũng mong muốn không chỉ là thú vui của mình mà sau này vườn phong lan sẽ mang lại cho gia đình thêm một nguồn thu nữa.
Anh Hưng đang chăm sóc vườn phong lan của gia đình
Không chỉ làm giàu cho chính mình, anh Hưng còn luôn cởi mở, giúp đỡ những nông dân có hoàn cảnh khó khăn về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chăn nuôi để mọi người có phương pháp tốt nhất phát triển kinh tế. Đồng thời, anh còn nhiệt tình tham gia các công việc và hoàn thành nghĩa vụ của công dân nơi cư trú. Đó là lời nhận xét của Anh Tẩn A Chiếu - Trưởng bản Hua Bó 2 về anh Phạm Quang Hưng.
Với sự kiên trì trong việc phát triển kinh tế gia đình thông qua việc chăn nuôi lợn anh Hưng đã và đang là tấm gương sáng để bà con nhân dân không những ở trong bản mà còn ở trong xã học tập và noi theo.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //midevit.com là vi phạm bản quyền