Những ngày này, chị Nguyễn Thị Vân ở bản Nậm Dê - xã Sơn Bình thường xuyên dọn vệ sinh, rắc vôi bột khử trùng chuồng trại kể từ khi 7 con lợn trong đàn hơn 2 chục con lợn của gia đình bị chết. Sau khi lợn bị chết, gia đình chị đã báo cáo chính quyền địa phương và chôn lấp số lợn chết, đồng thời chủ động tiêu độc khử trùng tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Số lợn còn lại chị cũng đang tăng cường chăm sóc, bổ xung chất dinh dướng nâng cao sức đề kháng cố vớt vát được chút nào hay chút đấy
Chị Nguyễn Thị Vân nói: Hàng năm cứ vào thời gian từ đầu năm đến tầm tháng 7, tháng 8 nhà tôi hay nuôi từ 50 đến 60 con lợn. Nhưng từ tháng 8 đến cuối năm xác định về quê ăn tết nên nhà tôi nuôi ít hơn. Cuối năm gia đình tôi đã mua thuốc về tiêm và phun khử trùng chuồng trại thường xuyên, nhưng dịch bệnh thì vẫn xuất hiện. Sau khi có lợn bị chết gia đình tôi cũng báo cáo chình quyền và tiêu hủy số lợn bị bệnh, số còn lại chúng tôi mua thuốc về điều trị, đến nay vẫn còn sống sót được 7 con, tôi cũng đang tăng cường đề kháng cho số lợn còn lại để mà giúp đàn lợn sống sót được con nào thì hay con đấy. Ngoài ra để tránh dịch bệnh lây lan gia đình tôi cứ 2 ngày lại bột phun thuốc khử trùng với rắc vôi xung quanh thường xuyên.
Là hộ gia đình chăn nuôi hơn hai chục con lợn ở không xa ổ dịch của gia đình chị Vân. Sau khi các cơ quan chức năng huyện và xã thông báo xuất hiện dịch Tả lợn Châu Phi, gia đình ông Hà Kim Thân đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. Hàng ngày ông đều rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng khu chuồng trại chăn nuôi, khóa kín cửa khu chuồng, không để người lạ ra vào tránh dịch bệnh xâm nhập ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Ông Thân cho biết: Nghe tin như vậy là dịch Tả lợn Châu Phi xuất hiện xung quanh mấy nhà hàng xóm gần nhà, gia đình tôi đã chủ động dùng các loại thuốc và tiến hành phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi và vệ sinh trong và ngoài trang trại sạch sẽ, phun thuốc liên tục. Đặc biệt, gia đình tôi cũng không để người lạ ra vào khu chuồng trại, việc chăm sóc cũng chỉ do tôi đảm nhiệm, ngay đển cả các thành viên trong gia đình tôi cũng không để tiếp xúc với đàn lợn. Do đó, đến giờ đàn lợn của gia đình vẫn phát triển tốt.
Ông Thân xã Sơn Bình thường xuyên phun tiêu độc khử trùng chuồng trại.
Sau khi dịch Tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 1 hộ gia đình trên địa bàn bản, chính quyền bản Nậm Dê đã tập chung tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các hộ chăn nuôi trong bản tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại, khi lợn xuất hiện các dấu hiệu của dịch bệnh, không bán chạy hoặc vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Ông Hạng A Liên - Trưởng bản Nậm Dê - xã Sơn Bình nói: Khi dịch Tả Lợn Châu Phi xuất hiện tại 1 hộ gia đình chăn nuôi trong bản, chúng tôi đã tuyên truyền đến bà con là hạn chế qua thăm hỏi nhất là các gia đình có chăn nuôi lợn, đề nghị bàn con Nhân dân chủ động phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột xung quanh khu chuồng trại, khi có lợn chết không được vứt bừa bãi, không bán, vận chuyển lợn ra khỏi vùng dịch tránh dịch bệnh lây lan vào các hộ gia đình khác.
Ngay sau khi xuất hiện ổ dịch tại một hộ gia đình ở bản Nậm Dê với 7 con lợn bị chết, ngày 26/2/2024 UBND sòng bài online uy tín
đã công bố bệnh dịch Tả lợn Châu Phi trên địa xã Sơn Bình, đồng thời chỉ đạo xã cùng cơ quan chuyên môn huyện triển khai ngay các biện pháp cấp bách để bao vây vùng dịch, khống chế, dập dịch, không để lây lan ra các vùng lân cận; tiến hành tiêu hủy lợn bị bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, Sơn Bình cũng đã tăng cường tuyên truyền đến người dân nhất là các hộ chăn nuôi khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tránh dich bệnh lây lan ra diện rộng gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
Ông Phạm Văn Định - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết: Cuối tháng 2/2024, UBND huyện đã công bố dịch Tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Sơn Bnh. Sau khi UBND huyện công bố dịch, chúng tôi cũng đã ban hành thông báo tới các bản và tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh không dây của xã nhằm nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Ngay khi trên địa bàn xã có gia đình chết 7 con lợn thì chúng tôi cũng đã tập trung khoanh vùng và phun thuốc khử khuẩn nhằm khống chế dịch không lây lan
Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, các hộ chăn nuôi cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không được chủ quan hay dấu dịch; quyết tâm ngăn chặn không để dịch lây lan ra diện rộng, tránh thiệt hại nặng nề đến ngành chăn nuôi.
Hoàng Cường