Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hoạch lúa, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh người dân vô tư “biến” các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên bản, liên xã thành sân phơi thóc và đốt rơm rạ. Việc làm trên không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đối với các phương tiện qua lại.
Đang là thời điểm người dân khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân, tuy nhiên điều đáng nói ở đây là lúa gặt xong được người dân tập kết lên lề đường liên xã, đường liên bản để tuốt lấy thóc mang về, phơi khô rơm rồi châm lửa đốt luôn tại chỗ, thậm chí nhiều đoạn đường người dân còn vô tư lấn chiếm đến 2/3 lòng đường để tuốt lúa, khiến các phương tiện lưu thông qua các đoạn này phải chờ, đặc biệt cứ vào thời gian từ 15h đến 18h hàng ngày dọc tuyến đường tỉnh lộ từ Thị trấn sòng bài online uy tín
đi Khun Há người dân vô tư đốt rơm rạ ngay trên lề đường, lòng đường khiến khói bụi từ việc đốt rơm, rạ lại bủa vây các tuyến đường giao thông dẫn đến tiềm ần nguy cơ mất an toàn giao thông đối với các phương tiện qua lại.
Nếu như trước đây, sau khi thu hoạch lúa, người dân thường chở về nhà hoặc đập, tuốt ngay tại ruộng, thì nay, họ tận dụng luôn mặt đường để tuốt lúa, phơi lúa và xử lý rơm rạ. Dọc 2 bên đường quốc lộ 4D qua thị trấn sòng bài online uy tín
, xã Bình Lư, một số tuyến đường nội huyện, đến các tuyến liên xã, liên huyện đi theo hướng Khun Há, Bản Hon, Bản Giang... từ sáng sớm tới tối mịt, đâu đâu cũng là hình ảnh máy tuốt lúa hoạt động hết công suất, rơm rạ tràn ra cả lòng đường; người dân vô tư lấn chiếm lòng đường để phơi thóc, đốt rơm... Người dân vô tư đốt rơm rạ ngay lề đường dọc tuyến đường liên xã Bình Lư - Bản Giang
Rất nhiều người đi đường cũng tỏ ra lo sợ và thận trọng khi di chuyển qua những đoạn có máy tuốt lúa hoạt động và có người dân phơi lúa hoặc đốt rơm rạ, khiến các phương tiện giao thông di chuyển rất khó khăn, nếu không cẩn thận rất dễ gây tai nạn giao thông”. Không chỉ gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông trên đường, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi phơi nông sản còn gây nguy hiểm cho chính những người nông dân.
Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của các cơ quan chức năng, nhưng trên thực tế, đã có không ít vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra mà nguyên nhân trực tiếp là do khói, bụi của rơm rạ gây cản tầm nhìn và việc người dân chiếm đường phơi lúa cũng gây cản trở đến việc lưu thông và gây nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông. Mặc dù tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đã rất rõ, nhưng nhiều năm nay đến hẹn lại lên, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường của người dân lại tái diễn. Mặt khác, việc làm của họ không bị các cơ quan chức năng nhắc nhở và chưa có hình thức, chế tài xử phạt... nên việc vi phạm này vẫn ngang nhiên diễn ra.
Mặc dù Nghị định 171/2013 của Chính phủ đã nêu rất rõ, quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức có hành vi “Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ” và hành vi đốt rơm rạ gây khói bụi ô nhiễm môi trường có thể sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 179/2013 với mức phạt từ 1 - 2 triệu đồng về hành vi tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng. Nhưng đến nay có lẽ chưa có trường hợp nào bị xử phạt, nên người dân vẫn ngang nhiên vi phạm.
Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, rất cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người dân để ngày mùa là ngày vui của người nông dân mà không làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //midevit.com là vi phạm bản quyền