Có tuổi đời hàng chục năm đến hàng trăm năm, những cây chè cổ thụ rêu phong trên đỉnh Tả Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng có đường kính trung bình từ 15 đến 30cm, cao 5 - 6 m là một trong những loại cây đã và đang đem lại một nguồn thu nhập cho người dân xã Tả Lèng.
Nằm cách bản Tả Lèng Lao Chải hơn chục cây số đi bộ, băng qua những cánh rừng nguyên sinh, chúng tôi đến với khu vực đỉnh Tả Liên Sơn nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ. Nơi đây, giữa những cánh rừng bạt ngàn, những cây chè cao lớn, rêu phong mọc xen giữa rừng cây cổ thụ ở khu vực đỉnh Tả Liên Sơn đến gần đỉnh Pu Ta Leng. Theo anh Giàng A Khoa - Trưởng bản Tả Lèng Lao Chải cho biết: Mặc dù năm nay đã hơn 40 tuổi nhưng anh cũng không biết cây chè có từ khi nào, trước đây nhân dân trong bản thường đi chăn trâu ở khu vực trên núi cao thấy những vạt cây cổ thụ cao vút nhưng không biết là cây gì, đến khi hái xuống, nhai thử mới thấy có vị chát và đem về mới biết là cây chè. Tuy nhiên anh và bà con dân bản cũng rất ngỡ ngàng khi thấy những cây chè cổ thụ to lớn như vậy. Rừng chè cổ thụ trên đỉnh Tả Liên Sơn - xã Tả Lèng
Mặc dù biết là cây chè nhưng nhân dân trong bản cũng như trong xã chỉ khi nào lên thả trâu mới hái về uống chứ không biết làm gì, bởi vì những cây chè to lớn, cao từ 5 - 6 m, xung quang mọc đầy rêu phong phải vất vả lắm mới hái được những búp chè xuống, vì thế rừng chè cổ thụ nơi đại ngàn Tả Liên Sơn vẫn còn nguyên vẹn. Mấy năm trở lại đây, khi phát hiện thấy giống chè quý Công ty Chè sòng bài online uy tín
đã vận động người dân thu hái về bán cho công ty với giá từ 80 đến 100 nghìn đồng/kg, từ đó người dân Tả Lèng mới tập chung đi thu hái về bán.
Theo trưởng bản Giàng A Khoa cho biết: Khi đến mùa thu hái do diện tích chè ở khá xa nên nhiều hộ gia đình đi thu hái từ 1 - 2h sáng nhưng một ngày cũng chỉ được nhiều nhất khoảng 10 kg chè búp tươi. Mỗi năm chỉ hái có từ 1 đến 2 lần, bởi những diện tích chè cổ thụ này nằm cách xa bản, đường đi lại rất khó khăn và cây thì cao lớn nên sản lượng thu hoạch cũng không nhiều. Đặc biệt là xã cũng tuyên truyền, vận động nhân dân ngoài thu hái ra không được chặt cây nên chúng tôi cũng thường xuyên cắt cử người lên tuần tra, bảo vệ không để người lạ vào thu hái cũng như chặt hạ cây.
Theo thống kê hiện cây chè cổ thụ phân bố tập chung ở 2 xã Tả Lèng và Giang Ma có tổng diện tích 48,7 ha, số lượng gần 4.330 cây, mật độ bình quân 86 cây/ha, trong đó phần lớn nằm ở xã Tả Lèng với 33,1 ha, còn 15,6 ha nằm ở địa phận xã Giang Ma. Do cây chè cao lớn, cành nhỏ, không thể trèo hái được nên một số người dân đã chặt ngang thân cây xuống để thu hái và hậu quả là không ít cây chè bị đốn hạ. Để bảo tồn diện tích chè hiện có, xã Tả Lèng đã phối hợp với xã Giang Ma và các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời thường xuyên kiểm tra để hạn chế thấp nhất việc chặt hạ cây.Người dân Tả Lèng thu hái chè cổ thụ.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này ông Nguyễn Chí Hội - Chủ tịch UBND xã Tả Lèng cho biết: Để bảo tồn diện tích chè hiện có, chúng tôi đã phối hợp với xã Giang Ma và các cơ quan chức năng, đặc biệt giao nhiệm vụ cho cán bộ Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện và kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, thu hái chè đúng quy trình không để ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Bảo vệ và duy trì diện tích chè cổ thụ không chỉ để giữ lại những giá trị của cây chè mà còn giúp Tả Lèng phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ rừng, nhất thiết các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương cần tuyên truyền đến nhân dân về lợi ích và giá trị của cây chè, đồng thời có những phương án, giải pháp để bảo tồn diện tích chè hiện có, giúp cây chè cổ thụ sinh trưởng và phát triển đem lại nguồn lợi cho chính người dân địa phương. Hoàng Cường