Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010-2015) được triển khai thực hiện tại 123 bản khó khăn thuộc 12 xã của huyện, với tổng số vốn đầu tư 148,9 tỷ đồng. Dự án bao gồm 4 hợp phần là: Hợp phần phát triển kinh tế huyện; ngân sách phát triển xã; nâng cao năng lực thể chế và quản lý dự án với 1.075 tiểu dự án. Sau 5 năm thực hiện, các hợp phần của dự án được thực hiện đúng tiến độ. Góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, đến nay, trên địa bàn huyện có 87,2% số bản đường giao thông được cứng hóa thuận tiện đi lại trong bốn mùa; 96% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia; 98% số hộ được cấp nước sinh hoạt; Hệ thống thuỷ lợi đáp ứng tưới tiêu cho 90% diện tích sản xuất; 93,1% phòng học được kiên cố...Bên cạnh đó, các mô hình nông nghiệp như: Thâm canh lúa, trồng cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, cải tạo vườn tạp, vườn ươm, chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ khí sửa chữa nhỏ và chế biến đã mang lại lợi ích, hiệu quả cho 34.000 hộ dân ở 123 bản thuộc vùng dự án.
Theo đánh giá của UBND huyện, Dự án giảm nghèo là dự án phân cấp quản lý cho địa phương hiệu quả nhất từ trước tới nay, mang lại hiệu quả lớn về phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế nông thôn miền núi, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao năng lực quản lý cấp cơ sở. Đóng góp vào thành công này có vai trò phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan từ tỉnh đến huyện, giữa các ngành trong huyện với Ban quản lý dự án giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn trong vùng dự án; Vai trò tham mưu tích cực của Cơ quan thường trực dự án giảm nghèo huyện, phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện, để các tiểu dự án nhanh chóng đi vào triển khai đem lại hiệu quả phục vụ thiết thực nhu cầu cải thiện đời sống của Nhân dân, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế, được người dân đồng tình ủng hộ.
Nguồn vốn WB đã hỗ trợ đắc lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành, giám sát công trình kết hợp với một số chuyên đề về quản lý kinh tế hộ, xây dựng mô hình sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; Việc hỗ trợ tư vấn nâng cao năng lực cấp xã làm chủ đầu tư dự án được chú trọng. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt đã tạo điều kiện cho người dân được tham gia ngay từ đầu, nhất là trong khâu lựa chọn các hạng mục công trình ưu tiên để đầu tư xây dựng.
Theo Bà Lò Thị Hà, Chủ tich Hội phụ nữ xã bản Hon cho biết: “Qua việc triển khai dự án tại địa phương ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho nông dân nghèo thì một cái được quan trọng nữa là từ dự án này đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lao động sản xuất đem lại hiệu quả lao động cao hơn”.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, sòng bài online uy tín
phấn đấu từ nay đến năm 2020, mỗi năm bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 đến 4%, đưa huyện trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh. Để thực hiện được các mục tiêu trên, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả dự án giảm nghèo giai đoạn 3, huyện sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo; Tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, điều hành của hệ thống chính trị ở cơ sở. Và quan trọng hơn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để khơi dậy ý thức tự lực vươn lên của mỗi người dân trong phát triển sản xuất để sớm thoát khỏi đói nghèo.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //midevit.com là vi phạm bản quyền