Dân tộc Lự thuộc một trong số dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung, họ có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng, mang những nét đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Lự. Trong những năm qua cùng với phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc Lự xã Bản Hon đã duy trì, giữ gìn, phát huy nghề đan lát của đồng bào dân tộc mình.
Nghề đan lát của người Lự.
Tại sòng bài online uy tín
đồng bào dân tộc Lự sinh sống tập trung chủ yếu ở xã Bản Hon, 1 bản của xã Bình Lư, 1 bản của xã Bản Bo. Trong những năm qua đồng bào dân tộc Lự không chỉ cần cù lao động, mà họ còn thực hiện tốt việc bảo tồn các bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc mình. Nổi bật đó là nghề đan lát. Nghề đan lát của đồng bào dân tộc Lự đã có từ lâu đời và cho đến nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ và ngành công nghiệp phát triển như vũ bão, nhiều sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân được sản xuất với hệ thống dây truyền hiện đại, đẹp mắt và giá cả phù hợp. Nhưng với đồng bào dân tộc Lự xã Bản Hon, họ vẫn duy trì, giữ gìn được nghề truyền thống do ông cha để lại. Ông Lò Văn Khằm - Bản Đông Pao, xã Bản Hon, sòng bài online uy tín
, chia sẻ: “Đối với dân tộc Lự của chúng tôi thì truyền thống đan lát, nhiều loại đan lát như Lu cở, Giọ này, giọ đeo cỏ, đeo mạ, cái này là từ ngày xưa rồi, ngày đó chưa có điều kiện thì dùng cây cối để tạo ra cái phục vụ sản xuất của mình. Cai nghề này bây giờ chúng tôi vẫn lưu truyền, không thể để mất được, các sản phầm này chúng tôi vừa dùng, vừa trưng bày ở chỗ khách du lịch họ hay đến để quảng bá sản phẩm của mình. Hiện tại chúng tôi thường thường bảo cho con, cho cháu để học nghề đó”.
Sản phẩm đan lát của người Lự rất đa dạng.
Trải qua bao thế hệ, từ đời này sang đời khác, nhưng đồng bào dân tộc Lự xã Bản Hon luôn biết giữ gìn, phát huy tốt nghề truyền thống đan lát của mình; họ luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm truyền dạy, nhắc nhở con cháu giữ gìn nghề truyền thống mà cha ông để lại. Từ đôi bàn tay chai sần, thô ráp nhưng lại rất khéo léo đã tạo nên những sản phẩm đan lát đẹp mắt, hấp dẫn; những sản phẩm đó được tạo ra từ những cây trên cây nứa hay là những cây mây ở trên rừng, nhưng thể hiện sự sáng tạo, khéo léo để có được những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân như cái giọ bắt cá, cái lu cở hay đôi giọ để gánh mạ, cắt cỏ… Chị Nguyễn THị Phương – Xã San Thàng, Thành phố Lai Châu, cho hay: “ Ngày xưa ông nội mình cũng đan nhưng chủ yếu là rổ, giá và sàng thôi, còn ở đây mình thấy có rất nhiều sản phẩm độc đáo. Mình thấy rất tuyệt vời, có thể mình sẽ mua một vài đồ về trưng dùng. Mình thấy các sản phẩm này rất đẹp, thể hiện tay nghề của người dân ở đây, các sản phẩm này nếu phát triển được thành thương hiệu thì rất tốt”.
Để gìn giữ và bảo tồn nghề đan lát của dân tộc Lự trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Tưởng – Chủ tịch UBND xã Bản Hon, sòng bài online uy tín
, cho biết thêm: “ Đối với nghề đan lát của đồng bào thì trên cơ sở cơ bản là các cụ cao niên đã có tuổi, chúng tôi đang thông qua các buổi sinh hoạt của các bản cũng như các hội thi chúng tôi tuyên truyền quảng bá tới các lớp trẻ cũng như người dân giữ gìn, truyền dạy lại những cái nghề đan lát này. Thực hiện theo QĐ 1719 về phát triển dân tộc miền núi, thời gian qua Phòng Văn hóa huyện phối hợp với chính quyền địa phương cũng mở 1 lớp tại các bản về nghề đan lát tại các bản, thông qua đây chúng tôi kết hợp với các nghệ nhân và lớp trẻ để truyền thông bảo tồn nghề truyền dạy nghề này, thời gian tới chúng tôi tiếp tục đề xuất với cơ quan có thẩm quyền mở lớp truyền dạy cho lớp trẻ để lưu giữ và bảo tồn”.
Thời gian qua, xã Bản Hon luôn chú trọng bảo tồn, phục dựng lại những ngề truyền thống, trong đó có nghề đan lát.
Với những nét độc đáo riêng có về văn hóa và nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Lự nơi đây đã tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. Đồng thời, góp phần làm đa dạng thêm sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc tỉnh Lai Châu.
Cầm Thanh