Đến thăm gia đình bà Vũ Thị Nhuận –bản Tòong Pẳn, xã Bình Lư, người vừa được TAND huyện xét giảm thời hạn phạt tù cho cải tạo tại địa phương, không khó để nhận ra sự hối hận khi bà tâm sự về quá trình phạm tội cũng như cảm xúc bồi hồi, xúc động trong phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án về tội danh “ đánh bạc” của mình. Do nhận thức pháp luật còn hạn chế cùng với việc không có việc làm ổn định nên bà đã ghi lô, đề trái pháp luật nhằm thu lời bất chính. Đến ngày 12/3/2013 bị CQĐT phát hiện bắt giữ. Với tội danh này, bà bị tuyên phạt 36 tháng cải tạo không giam giữ. Bà chia sẻ “ Trong suốt thời gian chấp hành án phạt, được chính quyền địa phương quan tâm, thường xuyên đến nhà gặp gỡ, động viên, kết hợp tuyên truyền, giáo dục, giờ đây tôi đã yên tâm lao động sản xuất, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Nhờ chấp hành án phạt tốt nên vừa qua tôi đã được TAND huyện xét giảm 3 tháng thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ.”
Giờ đây ba Vũ Thị Nhuận đã yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình
Cũng như bà Nhuận, chị Lò Thị Hại - Bản Nà Hum - xã Bình Lư vì một phút lầm lỗi nên đã thực hiện hành vi
“Mua bán trái phép chất ma tuý” , nhưng nhờ sự khoan hồng của pháp luật, chị được TAND sòng bài online uy tín
tuyên phạt mức án 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 47 tháng 24 ngày. Nhận thấy lỗi lầm, chị quyết tâm cải tạo thật tốt để làm gương cho con cháu sau này. Chị chia sẻ: “Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm mình, từ các chương trình thiết thực: Hỗ trợ phân bón trả chậm, hỗ trợ ngày công, cây, con giống và thường xuyên xuống thăm, góp ý kiến cho mình trong mọi việc, nên giờ đây cuộc sống của mình cũng đã ổn định hơn, chú tâm làm ăn và nuôi dạy các con ăn học nên người.
Từ năm 2012 đến nay, xã Bình Lư đã tiếp nhận, quản lý 14 trường hợp thi hành án treo và cải tạo không giam giữ, trong đó có 10 trường hợp đã thi hành án xong. Ông Phạm Minh Phương - Bí thư Đảng uỷ - CT UBND xã Bình Lư cho biết: “ Để tạo điều kiện cho những người bị kết án nhanh chóng hoà nhập cộng đồng, từ khi tiếp nhận, chúng tôi đã phân công, giao nhiệm vụ cho đồng chí công an xã, đồng thời thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống của từng người để chủ động áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ, giúp họ xóa đi những mặc cảm của bản thân. Trong năm vừa qua chúng tôi cũng đã lập xem xét và lập hồ sơ đề nghị giảm án được cho 2 trường hợp…”
Chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên các bị án trong quá trình chấp hành án
Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể, nhất là lực lượng công an xã cũng thường xuyên gặp gỡ, nắm tình hình, phối hợp với gia đình để quản lý, giáo dục các bị án. Hàng tháng tổ chức phân loại, đánh giá mức độ tiến bộ của từng trường hợp. Nhờ đó mà hầu hết các bị án đều có ý thức tự giác cải tạo tốt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với của địa phương. Không có trưởng hợp nào phạm tội mới trong quá trình chấp hành án.
Thực tế ở Bình Lư cho thấy, con đường từ khi vi phạm pháp luật đến khi tái hoà nhập cộng động, trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội của các bị án ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, giúp đỡ không chỉ từ phía gia đình mà còn của chính quyền địa phương. Trong tương lai, khi có nhiều hơn nữa những địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ như Bình Lư sẽ góp phần tích cực vào việc ngăn chặn sự phát sinh, phát triển, kiềm chế sự gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững tình hình ANCT và TTATXH trên địa bàn huyện ./.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //midevit.com là vi phạm bản quyền