Nà Hum nằm cách trung tâm xã Bình Lư chừng 5km và cách trung tâm huyện khoảng 2km, người dân ở đây 100% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, cuộc sống của bà con còn gặp phải không ít khó khăn. Giống như bao người con gái dân tộc Thái ở Nà Hum chị Vạn phải nghỉ học từ sớm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi vừa đến tuổi, cha mẹ đã gả chị về nhà chồng, rồi sinh con và làm tròn bổn phận của người con dâu người vợ trong gia đình. Chị cùng chồng chăm chút, vun vén cho gia đình của mình với hi vọng con cái mình sau này sẽ không còn phải thất học như mình trước đây nữa. Quen lao động từ nhỏ, nên chị tần tảo thức khuya, dậy sớm, cần cù, chăm chỉ làm kinh tế gia đình. Vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn, cùng với thời gian con cái lớn dần và cuộc sống của gia đình chị cũng từng bước ổn định.
Chị Vạn và gia đình cùng cán bộ hội Phụ nữ xã và với trưởng bản và đang trò chuyện trước ngôi nhà văn hoá mới của bản. Không riêng gia đình chị mà các hộ khác trong bản của chị cũng đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và đều phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên đường xá trong bản đi lại rất khó khăn, nhỏ hẹp, bên cạnh đó Nà Hum, muốn tổ chức hội họp hay vui chơi người dân trong bản rất khó khăn vì không có nhà văn hoá. Những lúc như vậy chị không khỏi băn khoăn tự hỏi đến khi nào bản chị thoát khỏi cảnh lầy lội và mới có nhà văn hoá. Từ khi Bình Lư được tỉnh chọn làm điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm chung tay cùng xây dựng nông thôn có cuộc sống đàng hoàng hơn, sau khi được chính quyền, bản vận động cũng như bao hộ gia đình khác trong bản gia đình chị đã tình nguyện hiến hơn 1.000m
2 đất để làm đường, cùng nhau góp công góp sức để bê tông hoá tuyến đường nội bản, đến nay đi trên con đường khang trang sạch đẹp chị cùng người dân trong bản rất phấn khởi. Đến đầu năm 2013 được sự đầu tư của nhà nước xây dựng cho bản 1 ngôi nhà văn hoá. Thế nhưng... địa điểm để thi công xây dựng trường nhà văn hoá ở đâu trong khi quỹ đất dự phòng của địa phương không còn và không có kinh phí để đền bù, giải phóng mặt bằng? Khi xã đặt vấn đề và tổ chức họp bản vận động nhân dân hiến đất để làm nhà văn hoá bản, chị đã cùng gia đình mạnh dạn hiến tiếp 300m
2 đất để xây dựng nhà văn hoá giúp người dân có nơi hội họp, vui chơi mà không đòi hỏi. Cởi được nút thắt khó khăn nhất cuối năm 2013 ngôi nhà văn hoá bản được xây dựng khang trang ngay sát nhà chị. Trong giọng nói của chị lộ rõ vẻ vui mừng: Là một người dân khi nhà nước vận động góp công, góp sức xây dựng nông thôn mới tôi nghĩ rằng mình cũng phải có trách nhiệm để cùng xã và huyện chung tay xây dựng nông thôn mới giầu đẹp hơn, khi đó chúng tôi sẽ được hưởng lợi từ chính chương trình này mang lại.
Một điều đáng cảm phục hơn nữa ở chị và gia đình là khi chúng tôi tìm hiểu thì được biết hoàn cảnh của chị trước đây cũng khá khó khăn, 2 vợ chồng chị ở ùng với bố mẹ chồng cùng với 4 người con, do đó để nuôi con ăn học và lo cho cha mẹ chồng chị cùng chồng tần tảo sớm hôm gieo cấy 4.000m
2 ruộng, 1.000
2 ngô 2 vụ và chăn nuôi thêm lợn, gà vịt, những lúc nông nhà chị còn chạy chợ, chồng chị thì đi làm thợ xây nuôi để nuôi con ăn học. Với nghị lực, quyết tâm thoát nghèo, đến nay, gia đình chị đã từng bước vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, con cái đã được ăn học nên người. Đặc biệt chị còn là một hội viên phụ nữ tích cực hoạt động trong các phong trào của hội, bên cạnh đó chị còn là một trong những tấm gương điển hình về thực hiện cuộc vận động và học tập làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là người dám hi sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng, chị được bà con trong bản cảm phục không bởi vì là người đóng góp tích cực về công sức cho bản mà còn được bà con yêu mến bởi tinh thần đoàn kết và vươn lên. Nói về chị Lò Thị Vạn bà Nguyễn Hồng Xuyến - Chủ tịch hội phụ nữ xã Bình Lư cho biết: Sau khi được tỉnh và huyện chọ Bình Lư là xã điểm xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới để nâng cao cuộc sống trực tiếp cho chính nhân dân vì vậy mà khi vận động hiến đất làm đường, làm nhà văn hoá chị Lò Thị Vạn không vì lợi ích cá nhân mà tự nguyện hiến đất và đóng góp công sức đê làm đường và làm nhà văn hoá, ngoài ra chị Vạn còn là hội viên gương mẫu trong các hoạt động của hội cũng như việc phát triển kinh tế gia đình.
Với những đóng góp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của mình cũng như việc vươn lên thoát khỏi đói nghèo và là hội viên tích cực trong hoạt động của hội, trong dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh nhật Bác vừa qua chị đã vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen là một trong 30 cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.